Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng phải làm sao, xử lý thế nào

Bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng là một trong những tình trạng do thiếu hụt vitamin C và một số yếu tố khác hình thành lên. Hiện tượng này nếu không được điều trị sớm kịp thời sẽ khiến bé trở nên biếng ăn và chậm lớn, thậm chí nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển răng lợi của trẻ. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cách xử lý dứt điểm căn bệnh này.
https://suadiamondnutrientkid.com/be-bi-nhiet-mieng-chay-mau-chan-rang/

Cách chữa trị khi bé bị nhiệt miệng

[caption id="attachment_5315" align="alignnone" width="752"]Cách điều trị khi bé bị nhiệt miệng Cách điều trị khi bé bị nhiệt miệng[/caption]
Thông thường, các trường hợp bị nhiệt miệng xảy ra ở trẻ sẽ kéo dài trong khoảng 1 - 2 tuần sẽ khỏi.
Tuy nhiên, tình trạng này sẽ khiến bé khó chịu và mệt mỏi, ăn uống khó khăn. Để giảm đau và khiến con dễ chịu hơn thì các mẹ nên tham khảo một số biện pháp sau:
  • Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều các loại gel nhiệt miệng sát khuẩn và giảm đau cho các vết thương trong miệng. Thông thường các loại thuốc này đều an toàn và đảm bảo khi sử dụng cho trẻ em. Nhưng nếu con có các triệu chứng của dị ứng thuốc thì mẹ nên cho dừng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Cho con súc miệng bằng nước muối ấm, loãng 4 lần 1 ngày để đảm bảo rằng vết nhiệt được sát khuẩn hằng ngày. Liên tục làm như vậy đến khi nào vết nhiệt hết thì thôi.
  • Đối với trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể sử dụng mật ong để chữa trị bệnh này cho con. Trong mật ong có thành phần kháng khuẩn giúp vết nhiệt trong miệng bé sẽ nhanh lành hơn.
  • Khi trẻ bị nhiệt thì mẹ nên chế biến các món ăn ở dạng lỏng để cho con dễ nuốt và không bị chán ăn. Các mẹ nên tránh những đồ ăn cay nóng, rắn, nhiều axit, vì những chất đó sẽ làm vết lở loét trong miệng càng trở nên trầm trọng hơn.
  • Bạn nên bổ sung nước cho con hằng ngày, điều đó sẽ khiến vết nhiệt nhanh khỏi hơn. Các vết nhiệt sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu cơ thể không được cung cấp nước hằng ngày.

Cách chữa trị khi bé bị chảy máu chân răng

[caption id="attachment_5316" align="alignnone" width="752"]Cách điều trị khi bé bị chảy máu chân răng Cách điều trị khi bé bị chảy máu chân răng[/caption]
  • Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chảy máu chân răng đó chính là các bé bị thiếu hụt trầm trọng vitamin C.
  • Việc bổ sung kịp thời vitamin C vào thức ăn hằng ngày cho con là cách chữa trị tuyệt vời nhất của vấn đề chảy máu chân răng, ngoài ra, cung cấp vitamin C cho cơ thể còn là cách làm tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ.
  • Các mẹ nên cho bé đi lấy cao răng 1 năm 2 lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng của trẻ. Cao răng nhiều sẽ là một trong những nguyên nhân khiến bị hôi miệng, viêm loét và chảy máu chân răng.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm, pha loãng thường xuyên có khả năng cải thiện được tình trạng chảy máu chân răng và ngăn ngừa được các bệnh về răng miệng ở trẻ. 

Những lưu ý cần thiết khi bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng

[caption id="attachment_5317" align="alignnone" width="753"]Bổ sung vitamin C cho bé thường xuyên Bổ sung vitamin C cho bé thường xuyên[/caption]
  • Đối với những bé vẫn đang trong thời gian bú sữa mẹ thì nên tăng cường cho con bú nhiều hơn.
  • Vì trong sữa mẹ có chứa rất nhiều thành phần kháng thể, có khả năng tăng cường sức đề kháng cho con, và đặc biệt là có thể cải thiện tình trạng khi bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng.
  • Bổ sung nước cho cơ thể con hằng ngày cũng là lưu ý quan trọng để chữa trị khi bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng. Cơ thể của trẻ mà bị mất nước thường xuyên sẽ khiến bệnh nhiệt miệng chảy máu chân răng trở nên nghiêm trọng và khó chữa hơn. 
  • Các mẹ lưu ý nên vệ sinh răng miệng cho con thường xuyên để tránh vi khuẩn hình thành nhiều trong khoang miệng.
  • Đối với các bé từ 2 - 3 tuổi đã có thể đánh răng được, nên mẹ hãy sử dụng những loại bàn chải mềm để vệ sinh răng miệng cho con. Còn những bé nhỏ hơn 2 tuổi thì các mẹ có thể dùng rơ miệng để vệ sinh răng lợi cho con.
  • Tuyệt đối không con ăn đồ cay nóng, đồ chiên dầu, đồ ăn có chứa nhiều axit khi bé bị nhiệt miệng và chảy máu chân răng. Thay vào đó, các mẹ nên lưu ý cho con ăn thức ăn ở dạng lỏng như cháo, súp để con dễ tiêu hoá và đỡ biếng ăn.
[caption id="attachment_5318" align="alignnone" width="751"]Vệ sinh răng miệng cho bé hằng ngày Vệ sinh răng miệng cho bé hằng ngày[/caption]
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ các bí quyết giúp điều trị khi bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng.
Hi vọng, các mẹ sẽ sử dụng thành công những phương pháp trên để chữa trị căn bệnh khó chịu này ở trẻ em.
Cha mẹ hãy kiểm tra thường xuyên răng miệng cho bé, bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ để giúp con hạn chế tối đa hiện tượng này.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư ACS_Cửa hàng SữaBỉm.vn
Địa chỉ: 29- Ngõ 54 – Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội
Email: kientrucacs@gmail.com, hotline 0904.614.767

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét