Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Trẻ chậm nói phải làm sao, khám ở đâu, có ảnh hưởng gì không?

Tình trạng trẻ chậm nói khiến nhiều bậc cha mẹ bối rối trong cách xử trí. Vậy phải làm sao khi phát hiện bé chậm nói hơn so với các bạn cùng lứa? Những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu thêm về những ảnh hưởng của tình trạng chậm nói ở trẻ và có các biện pháp can thiệp, khám chữa bệnh kịp thời.
Hãy chú ý đến các biểu hiện của hiện tượng chậm nói khi trẻ khoảng từ 1-3 tuổi
Hãy chú ý đến các biểu hiện của hiện tượng chậm nói khi trẻ khoảng từ 1-3 tuổi

Những dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

Giai đoạn vàng để phát hiện các triệu chứng chậm nói ở trẻ là từ 1-2 tuổi và 2-3 tuổi. Những dấu hiệu chính thể hiện trẻ đang gặp vấn đề về ngôn ngữ ở từng giai đoạn này như sau:
Giai đoạn từ 1-2 tuổi
Nếu trẻ đang nằm trong độ tuổi từ 1-2 tuổi, cha mẹ nên để ý những biểu hiện sau ở trẻ:
  • Trẻ 12 tháng tuổi nhưng không có các cử chỉ, điệu bộ tương tác với người khác (ví dụ vẫy tay chào, đáp ứng lại lời gọi của cha mẹ).
Hãy chú ý đến các biểu hiện của hiện tượng chậm nói khi trẻ khoảng từ 1-3 tuổi
  • Trẻ từ 18 tháng tuổi nhưng không bắt chước được âm thanh từ người lớn, chỉ sử dụng điệu bộ, ít nói.
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu những thông tin cơ bản từ người khác (như yêu cầu chào, cảm ơn,…)
Giai đoạn từ 2-3 tuổi
Khi trẻ trong độ tuổi từ 2-3 tuổi, phụ huynh nên can thiệp kịp thời nếu trẻ có một trong những biểu hiện sau:
  • Không tự mình nói được những câu đơn giản
  • Chỉ nói một số âm hoặc từ lặp đi lặp lại
  • Giọng nói bất thường: trẻ có giọng như bị nghẹt mũi hoặc giọng the thé khó nghe
  • Nói những câu khiến người lớn không thể hiểu (thông thường, người lớn sẽ hiểu khoảng ⅔ số từ mà trẻ nói khi trẻ được 2-3 tuổi)

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không?

Trẻ chậm nói nếu thuộc về tình trạng bệnh lý có thể dẫn đến các khuyết tật nghiêm trọng hơn như: mất thính giác, rối loạn ngôn ngữ, thiểu năng trí tuệ.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng chậm nói sẽ ngày càng nặng và có thể dẫn đến thiểu năng trí tuệ
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng chậm nói sẽ ngày càng nặng và có thể dẫn đến thiểu năng trí tuệ
Chính vì vậy, việc phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời là vô cùng quan trọng để giúp trẻ sớm trở lại biểu đồ phát triển bình thường.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng chậm nói sẽ ngày càng nặng và có thể dẫn đến thiểu năng trí tuệ
Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ chậm nói chỉ là do phát triển chậm hơn so với bạn bè cùng lứa. Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng bất thường về khả năng nói của trẻ, cha mẹ không nên quá lo lắng, tốt nhất nên đưa bé đi khám để xác định được nguyên nhân. 

Trẻ chậm nói phải làm sao, cách hỗ trợ bé hiệu quả

Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ như: ông bà, cha mẹ,… cần thường xuyên trò chuyện với trẻ để trẻ nhanh biết nói. Một số biện pháp có thể áp dụng để giúp đỡ trẻ chậm nói như:

Đọc sách cho bé nghe

Thường xuyên đọc sách cho bé là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ
Đọc sách viết về những câu chuyện nhỏ thú vị là cách giao tiếp tuyệt vời giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ ở trẻ. Trong khi đọc sách, cha mẹ có thể kết hợp dạy cho trẻ những từ, câu đơn giản và dễ bắt chước để bé luyện tập theo.
Thường xuyên đọc sách cho bé là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ
Thường xuyên đọc sách cho bé là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ
==> Xem thêm:dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ ở các giai đoạn phát triển, giúp mẹ những kiến thức tuyệt vời để có thể hỗ trợ bé đúng cách

Trò chuyện cùng bé

Trẻ em cần được trò chuyện thường xuyên với cha mẹ, ông bà để phát triển ngôn ngữ
Người lớn nên sử dụng các cử chỉ, điệu bộ đa dạng khi trò chuyện với trẻ. Đồng thời, khuyến khích trẻ bắt chước theo các cách phát âm và đưa ra lời khen thường xuyên cũng là những cách tạo động lực cho bé nói nhiều hơn. 

Khi nào thì nên đưa trẻ đi khám và nên đi khám ở đâu?

Khi đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng vẫn không cải thiện được tình trạng chậm nói ở trẻ, bạn nên dẫn trẻ đi khám
Khi đã áp dụng những cách thông thường để khuyến khích bé nói chuyện nhưng bé vẫn tương tác kém thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám.
Khi đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng vẫn không cải thiện được tình trạng chậm nói ở trẻ, bạn nên dẫn trẻ đi khám
Khi đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng vẫn không cải thiện được tình trạng chậm nói ở trẻ, bạn nên dẫn trẻ đi khám
Một số trẻ chậm nói có biểu hiện nặng rất cần sự can thiệp của bác sĩ, các chuyên gia ngôn ngữ và cha mẹ trong tiến trình điều trị.
Sau đây là một số địa chỉ uy tín trong việc khám và điều trị chứng chậm nói ở trẻ mà cha mẹ có thể tham khảo:

Bệnh viện Nhi trung ương – Hà Nội

Nếu ở tại Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận, bạn nên đưa bé đến bệnh viện Nhi trung ương để khám khi phát hiện bé chậm nói.
Các bác sĩ tại đây có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị các chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em.
Địa chỉ: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại liên hệ: 04 62738873, 04 62738532

Bệnh viện Nhi đồng TPHCM

Ở khu vực phía Nam, khoa Tâm lý thuộc bệnh viện Nhi đồng TPHCM là địa chỉ uy tín được các bậc phụ huynh tin tưởng để chữa bệnh chậm nói ở trẻ.
Đến đây, bé sẽ được làm bài test để xác định tình trạng bệnh, hơn nữa ba mẹ cũng được tư vấn và hỗ trợ bởi chuyên gia trong quá trình điều trị cho bé.
Địa chỉ: 532 Lý Thái Tổ, phường 10, quận 10, TPHCM (Nhi đồng 1) hoặc 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM (Nhi đồng 2).
Trên đây là những thông tin cần thiết về trẻ chậm nói mà các bậc phụ huynh cần biết. Là người thường xuyên tiếp xúc với bé, cha mẹ hãy tích cực tương tác để nhận biết được các biểu hiện bất thường và có biện pháp khám, chữa bệnh kịp thời cho trẻ nhé !
Tài liệu chuyên đề  về các bài tập giúp bố mẹ can thiệp hành vi cho trẻ chậm nói của viện nhi trung ương, nếu mẹ cần thì có thể liên hệ với chúng tôi. (Miễn phí)
Các bài tập hướng dẫn cha mẹ can thiệp cho trẻ chậm nói
Các bài tập hướng dẫn cha mẹ can thiệp cho trẻ chậm nói
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: 

CHUYÊN TRANG VỀ DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE – SHOPSUABIM.COM

Địa chỉ: Số 29 ngõ 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (0243) 9909 668 – 0986643220

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét